Hẹp ống sống vì lí do nào?

Hẹp ống sống bẩm sinh là hiện tượng hẹp ống sống ngay từ khi sinh ra đã có và người ta cho rằng nó là do sự thiếu hụt từ khi sinh. Điều này có nghĩa là có một vài người khi sinh ra đã có ống sống hẹp hơn so với đa phần những người còn lại, nhưng nó không biểu hiện triệu chứng cho tới sau này. 


Đây là một dạng hẹp ống sống di truyền, về mặt chuyên môn được gọi là hội chứng cuống của đốt sống bị ngắn. Hẹp ống sống bẩm sinh không gặp nhiều, đặc biệt khi chúng ta so sánh với hẹp ống sống mắc phải.

Hẹp ống sống mắc phải là kết quả của bệnh hoặc do những tổn thương, chấn thương tới cột sống. Nguyên nhân hàng đầu của hẹp ống sống mắc phải là do sự bào mòn, sự rách, tổn thương cột sống do sự lão hóa. Trong thực tế, nguyên nhân trực tiếp, phổ biến nhất của hẹp ống sống mắc phải là bệnh viêm xương khớp cột sống, bệnh này làm cho lớp sụn phủ bề mặt các diện khớp bị lão hóa.

Ở người trẻ, lớp sụn khớp này nhẵn. Khi chúng ta ngày càng trở nên già đi, lớp sụn này trở nên gồ ghề hoặc bị bào mòn hoàn toàn làm cho xương các khớp cột sống bị chà xát trực tiếp lên nhau. Cơ thể phản ứng lại sự chà xát này bằng cách tạo ra quá trình hình thành và phát triển các xương nhỏ, mà chúng ta hay gọi là mỏ xương hay gai xương.

Điều này làm giới hạn vận động và như vậy nó sẽ có tác dụng giảm đau do các xương bị chà xát lên nhau. Mặc dù, đúng là nếu chúng ta càng ít vận động thì sẽ càng ít khả năng gây đau. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngừng hoạt động hoàn toàn và càng ít vận động thì chất lượng cuộc sống càng giảm.


Nguyên nhân bị hẹp ống sống?


Hơn nữa, những mỏ xương này có thể tạo ra những loại đau khác: những mỏ xương phát triển qua năm tháng, chúng dần dần chèn ép vào ống sống, rồi đến một thời điểm nó bó chặt lại tủy sống, hoặc bó chặt các dây thần kinh, khi đó nó gây nên các triệu chứng của bệnh hẹp ống sống.

Hẹp ống sống mắc phải có thể là do các vấn đề đĩa đệm cột sống. Đĩa đệm có thể bị phình, bị vỡ hoặc bị rách. Khi một đĩa đệm bị phình hoặc các mảnh vỡ từ đĩa đệm sau đó có thể chèn vào ống sống hoặc bóp nghẹt vào rễ thần kinh ở vị trí lỗ liên hợp (nơi rễ thần kinh thoát ra ngoài khỏi cột sống). Những dây chằng nối giữa các đôt sống cũng có thể bị thoái hóa và làm cho các đôt sống bị trượt so với nhau và sau đó làm bóp nghẹt vào tủy sống hoặc các rễ thần kinh.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh lý viêm xương khớp và các bệnh lý của đĩa đệm là tuổi, sai tư thế, những môn thể thao đối kháng mạnh và bê vật quá nặng.

Chấn thương cột sống cũng có thể gây hẹp ống sống. Ví dụ như khi chúng ta bê vật nặng mà không sử làm đúng kỹ thuật, điều này làm phá hủy đĩa đệm hoặc thậm chí làm di chuyển các đốt sống ra khỏi vị trí bình thường của nó. Những chấn thương này sẽ chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh.

Cột sống cũng có thể bị gãy một phần nào đấy và những mảnh vỡ này có thể xâm phạm vào cột sống.

Bất kỳ tổn thương nào tới cột sống cũng có thể gây sưng nề phần mềm quanh cột sống và sự sưng nền này lại tạo nên sự bóp nghẹt vào thần kinh từ đó tạo nên vòng xoắn bệnh lý dẫn tới những triệu chứng của hẹp ống sống, đau lưng hoặc đau cổ.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến