Phương pháp mổ trượt đốt sống thắt lưng

Chỉ định mổ trượt đốt sống thắt lưng khi chèn ép thần kinh làm tổn thương thần kinh tăng dần. Trượt đốt sống thắt lưng tiến triển ở trẻ em: Trẻ em bị gù làm biến dạng lưng, đi lại khó khăn. Bệnh nhân có biểu hiện chèn ép thần kinh nhưng điều trị nội khoa đầy đủ, khoa học trong 6 tuần thất bại


Hàn xương sau bên không có dụng cụ kết hợp xương

Đây còn gọi là phương pháp Wiltse, tiếp cận cột sống bằng đường rạch da giữa, có thể thay bằng đường tách cơ 2 bên.

Sử dụng phương tiện cố định cột sống kết hợp ghép xương

Ghép xương sau bên:


Ghép xương vào khoang giữa mỏm ngang của đốt sống bị trượt và các đốt sống liền kề, giúp hình thành cần xương liên kết gai ngang và mấu khớp lại với nhau.

Ưu điểm của phương pháp:

Dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, không đòi hỏi nhiều thiết bị chuyên khoa.

Nhược điểm của phương pháp:

Sau khi mổ, cung sau chỉ chịu được khoảng 20% lực tác động lên cột sống, các gai ngang hầu như không chịu được trọng lực. Đây không phải là giải pháp tốt cho người đã mất khả năng đứng vững.


Ghép xương liên thân đốt lối sau:


Đây là xu hướng được dùng phổ biến nhất hiện nay. Có 2 kỹ thuật hay dùng là hàn liên thân sống thắt lưng hai bên đường sau (PLIF), hàn liên thân sống thắt lưng xuyên lỗ tiếp hợp (TLIF).

Ưu điểm của phương pháp:

Kỹ thuật TLIF có ưu điểm hơn, hạn chế được sự căng rễ thần kinh, tránh được các biến chứng thần kinh.

Ghép xương liên thân đốt lối trước:


Dùng để mổ trượt đốt sống độ I và II, mổ trượt tiến triển sau can thiệp phẫu thuật lối sau.

Ưu điểm của phương pháp:

Có thể lấy bỏ đĩa đệm hầu như tuyệt đối.

Tạo được nhiều khoảng trống cho việc hàn ghép cấu trúc sống.

Giải tỏa mặt trước rất tốt, thuận lợi cho việc điều chỉnh biến dạng cột sống độ cao.

Hạn chế được tổn thương các khối cơ phía sau.

Gián tiếp giải ép lỗ liên hợp.

Nhược điểm của phương pháp:

Có thể làm tổn thương tĩnh mạch chậu, tắc ruột.

Xuất tinh ngược dòng có thể xảy ra sau khi tổn thương đám rối thần kinh hạ vị trên. Tỷ lệ biến chứng sau ca mổ này là 0,4-5,9% ở các bệnh nhân là nam giới.

Tổn thương niệu quản, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Có thể thoát vị thành bụng, liệt nhẹ cơ thẳng bụng.

Phẫu thuật trượt đốt sống bằng phương pháp ít xâm lấn:


Phương pháp hay sử dụng hiện nay là bắt vít cuống cung qua da, kết hợp hàn xương liên thân đốt qua hệ thống ống nong.

Phương pháp này được dùng trong trượt đốt sống độ I, II hoặc khi chèn ép rễ thần kinh 1, 2 bên mà không bị hẹp ống sống. Đây là phương pháp mới nhất, là xu hướng tất yếu của thời đại trang thiết bị y tế phát triển. Phương pháp này hiện vẫn còn được nghiên cứu thêm.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến